Giới thiệu

Xu hướng phát triển khoa học công nghệ trên thế giới và nhu cầu của nền kinh tế Việt nam hiện nay thể hiện một tính chất rất thời sự: đó là tính liên ngành trong khoa học công nghệ đòi hỏi hệ thống giáo dục đào tạo phải mau chóng cung cấp cho xã hội những cán bộ, chuyên viên khoa học có kiến thức tổng hợp của nhiều ngành liên đới để có thể làm việc hiệu quả trong môi trường sản xuất hiện đại, đặc biệt trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao.

Chương trình đào tạo ngành Vật lý kỹ thuật nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vật lý, sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật cũng như các kỹ năng giải quyết các vấn đề trong thực tế. Kỹ sư ngành Vật lý kỹ thuật làm việc tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, các xí nghiệp công nghiệp, các cơ quan quản lý và phục vụ quân đội. Những kiến thức về vật lý và các lĩnh vực liên quan như điện tử, tin học, tự động hóa, công nghệ và vật liệu tiên tiến giúp cho người học phát huy ưu thế của những nhà vật lý thực nghiệm: vừa hiểu sâu về vật lý, vừa nắm vững kỹ thuật, có khả năng thích ứng cao, có khả năng phục vụ tốt, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, có tốc độ phát triển nhanh như công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, công nghệ vật liệu.

            Nhằm mục đích trên, chuyên ngành Vật liệu Y - Sinh, Vật lý Môi trường, Vật liệu điện tử và công nghệ nano, Vật lý tin học, Quang học và quang điện tử, Vật lý công nghiệp, Công nghệ vi điện tử và vi hệ thống, Vật lý và kỹ thuật ánh sáng, kỹ thuật plasma... đã được đào tạo trong hệ thống các trường đại học nhiều nước trên thế giới từ bậc đại học đến các cấp độ khác nhau sau đại học.

            Bộ môn Vật lý Kỹ thuật (VLKT) đã được thành lập năm 2012 cùng với Khoa Vật lý & Công nghệ, trường Đại học Khoa học trên cơ sở nhân lực của Bộ môn Vật lý (đã được thành lập năm 2002) để thực hiện đào tạo các chuyên ngành mang tính liên ngành rất mới, hiện đại và gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực khoa học. Bộ môn Vật lý Kỹ thuật hiện có 10 cán bộ giảng dạy, trong đó có 3 Tiến sĩ, 6 thạc sĩ và 04 nghiên cứu sinh. Các cán bộ của Bộ môn có trình độ cao, được đào tạo cơ bản và phẩm chất chính trị tốt – luôn mong muốn được cống hiến và đóng góp nhiều nhất vào sự nghiệp giáo dục cũng như sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Bộ môn VLKT hiện nay đảm nhiệm giảng dạy các chương trình Đại học và sau đại học (Thạc sĩ chuyên ngành Quang học).

Lên đầu trang

Nhân sự

2) Nhân sự:

            - 5 Tiến sĩ

- 5 Thạc sĩ

            - 4 NCS

 


Giảng viên cơ hữu

 

TT

Họ và tên

Ngày sinh

Học vị

Chức danh/mail

1

Nguyễn Văn Hảo

12/01/1980

TS

haonv@tnus.edu.vn

2

Vũ Xuân Hòa

13/8/1980

TS

hoavx@tnus.edu.vn

3

Mẫn Hoàng Việt

18/03/1981

TS

vietmh@tnus.edu.vn

4

Nguyễn Văn Khiển

08/03/1983

ThS (NCS)

khiennv@tnus.edu.vn

5

Lê Văn Hoàng

20/08/1985 

ThS (NCS)

hoanglv@tnus.edu.vn

6

Trần Thu Trang

07/12/1987

ThS (NCS)

trangtt@tnus.edu.vn

7

Ngô Thị Lan

23/10/1989

ThS

lannt@tnus.edu.vn

8

Nguyễn T. Khánh Vân

24/03/1984

ThS (NCS)

vanntk@tnus.edu.vn

9

Lô Thị Huế

27/10/1986

ThS

huelt@tnus.edu.vn

Giảng viên thỉnh giảng


1. PGS.TS. Đinh Văn Trung, Trung tâm Vật lý Kỹ thuật, Viện Vật lý.


2. PGS. TS. Đỗ Quang Hòa, Trung tâm Điện tử lượng tử, Viện Vật lý.


3. TS. Đỗ Hoàng Tùng, Phòng Công nghệ Plasma, Trung tâm Vật lý Kỹ thuật, Viện Vật lý.


4. PGS. TS. Vũ Doãn Miên, Phòng Laser bán dẫn, Viện Khoa học Vật liệu


5. PGS.TS. Phạm Văn Hội, Phòng Quang điện tử, Viện Khoa học Vật liệu


Lên đầu trang

Đào tạo

a) Giảng dạy Đại học


Bộ môn VLKT tham gia giảng dạy các môn như sau:


+ Vật lý đại cương I, II, III (cho tất cả các ngành) cho sinh viên chính quy, tại chức và liên thông.

+ Các môn Cở sở chuyên ngành cho chuyên ngành Vật lý kỹ thuật, Vật lý Chất rắn và Vật lý môi trường, Vật lý và vật liệu y - sinh …

+ Các môn Chuyên ngành cho chuyên ngành Vật lý kỹ thuật, Vật lý Chất rắn, Vật lý môi trường, Vật lý và vật liệu y - sinh …

+ Biên soạn nhiều bài giảng cho sinh viên chuyên ngành VLKT và cho các chuyên ngành liên quan.


b) Giảng dạy sau Đại học (từ năm học 2015 - 2016)


Bộ môn VLKT tham gia giảng dạy các môn Cao học chuyên ngành “Quang học” như sau:

+ Quang học bán dẫn

+ Vật lý laser

+ Thông tin quang

+ Quang học phi tuyến

+ Thiết bị và linh kiện quang học, quang phổ và laser

+ Công nghệ nano và ứng dụng

+ Phương pháp phân tích quang phổ

+ Kỹ thuật laser và ứng dụng

+ Laser bán dẫn và khuếch đại quang


Lên đầu trang

Nghiên cứu khoa học

Hướng nghiên cứu khoa học:

-          Nghiên cứu chế tạo các hệ laser rắn hiện đại được bơm bằng laser bán dẫn và ứng dụng trong khoa học cũng như thực tiễn.

-          Vật liệu nano (các hạt vàng, bạc, omorsil, silica…) ứng dụng trong y – sinh.

-          Vật lý sinh học (bio-physics): Ứng dụng trong Y-sinh học.

-          Vật lý plasma: Nghiên cứu chế tạo các thiết bị sử dụng công nghệ plasma để ứng dụng trong nghiên cứu khoa học, công nghiệp, y-sinh học, môi trường, nông-lâm nghiệp và đời sống.


Nghiên cứu khoa học:


            Từ năm 2008 đến nay, các cán bộ của BM VLKT đã thực hiện được nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp với chất lượng tốt:

            + Đã Chủ trì và hoàn thành 04 đề tài NCKH cấp Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Xếp loại: 2 xuất sắc và 2 tốt.

            + Đã chủ trì và đang thực hiện 4 đề tài NCKH cấp Đại học (Đại học Thái Nguyên).

            + Đã chủ trì và hoàn thành 4 đề tài NCKH cấp Cơ sở. Xếp loại tốt.

            + Đã xuất bản thành công nhiều công trình khoa học Quốc tế (18 bài), Quốc gia (12) và các kỷ yếu Hội nghị Quốc tế (trên 20 bài) và trong nước (trên 24 bài).

            + Đã tham gia hướng dẫn nhiều sinh viên làm đề tài NCKH (16 đề tài) đạt kết quả tốt.

Lên đầu trang

Khoa
Vật lý & Công nghệ

(0208).3706.388
Loading the player ...

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 925388
Trong ngày:
Đang online: 6