SEMINAR KHOA HỌC CỦA KHOA VẬT LÝ & CÔNG NGHỆ 2013 Đề tài: Studying of Insect Flight and its Applications
[ 13/04/2013 00:00 AM | Lượt xem: 1412 ]
Đối với mỗi chúng ta, hình ảnh của những con côn trùng đã trở nên rất quen thuộc. Khi vô tình bắt gặp một con ong bay đi kiếm mật, hay quen thuộc hơn là hình ảnh những con ruồi nhà, sử dụng những cơ chế lái lượn phức tạp để có thể bay lượn trên không và tránh được những cú đập ruồi của con người. Từ những hiện tượng đó, một câu hỏi đặt ra là tại sao côn trùng có thể dễ dàng bay lượn, thậm chí là nhào lộn trên không như vậy ???

Trong hơn một thế kỷ qua, những chuyến bay của côn trùng đã thu hút sự quan tâm của các nhà Vật lý học và Sinh vật học. Kết hợp với khoa học hiện đại người ta đã chỉ ra rằng những chuyến bay của côn trùng chứa rất nhiều điều kì diệu. Những nghiên cứu liên ngành về vật lý học và sinh học đã cho thấy được khả năng ứng dụng rất cao từ những chuyến bay của côn trùng vào trong cuộc sống.

Côn trùng bay cấu tạo cơ bản gồm 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng. Đặc điềm nổi bật của côn trùng bay là nó có 2 cặp cánh gắn với đốt ngực 2 và 3. Côn trùng có thể bay lên được là nhờ sự hỗ trợ của đôi cánh. Côn trùng là loài không xương sống duy nhất tiến hóa theo chiều hướng bay lượn. Nhờ vào điều đó mà chúng tồn tại được qua thiên tai và chiến tranh.

Phạm Thị Hằng đại diện nhóm trình bày Seminar

Bài Seminar có mục đích là giới thiệu một số khía cạnh của côn trùng, đặc biệt tập trung nghiên cứu cơ chế bay lượn của côn trùng trong không gian.

Buổi thảo luận tuy dựa trên đối tượng nghiên cứu nhỏ bé và đơn giản, nhưng có ý nghĩa rất lớn. Nó giúp chúng ta có những hiểu biết căn bản về cơ chế bay lượn phức tạp của côn trùng, từ đó thấy được tính chất liên ngành, giữa Vật lý học và sinh học. Đồng thời qua bài đề tài này, chúng ta có thể tìm hiểu được mối liên quan giữa lực và năng lượng mà côn trùng sử dụng trong quá trình bay.

Buổi seminar được tiến hành vào ngày 08/04/2013 tại giảng đường D4, trường Đại học Khoa học. Đến dự buổi Seminar khoa học có đông đảo các Thầy cô giáo và các sinh viên K7, K8 của Khoa Vật Lý & Công nghệ. Đây là hoạt động khoa học thường xuyên của Cán bộ giảng viên và sinh viên của Khoa, nhằm trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm học tập, nghiên cứu đồng thời tạo môi trường hứng thú cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.

Bài Seminar được thực hiện bởi một nhóm sinh viên Vật lý K7 với chủ đề: “Studying of Insect Flight and its Applications” dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Văn Hảo, đặc biệt, nhóm đã trình bày báo cáo của mình bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, tạo sự thu hút lắng nghe, tò mò và phấn khích cho người nghe.

Đây là một đề tài mới, hay và gần gũi với đời sống của con người. Do đó, buổi Seminar khoa học đã tạo ra không khí rất sôi nổi, mọi người tham gia thảo luận rất hào hứng và tích cực. Buổi seminar được đánh giá là rất thành công. Trong buổi thảo luận này có rất nhiều câu hỏi hấp dẫn và mang đầy tính học thuật. Chẳng hạn như: Tại sao không chế tạo máy bay có thể đập cánh như côn trùng ? bạn hãy phân tích những lực tác dụng lên máy bay để nó có thể bay được ?,…

Buổi Seminar khoa học của Khoa diễn ra với không khí rất cởi mở và có tính học thuật cao. Các đại biểu trao đổi rất thẳng thắn và sôi nổi. Sau buổi báo cáo và trao đổi, ThS. Nguyễn Xuân Ca – phó Khoa Vật lý & Công nghệ đã phát biểu hoan nghênh tinh thần nghiên cứu khoa học của các thày cô giáo trẻ và các em sinh viên trong Khoa và cho đây là một hoạt động có nhiều ý nghĩa trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong và ngoài Khoa. Đồng thời đồng chí cũng chỉ đạo cần khuyến khích các cán bộ giảng viên trẻ và sinh viên tích cực tham gia vào các hoạt động Seminar khoa học của Khoa nhiều hơn nữa để hoạt động này trở thành một phong trào sâu rộng và thường niên.
< Khoa Vật lý & CN >

Khoa
Vật lý & Công nghệ

(0208).3706.388
Loading the player ...

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 925388
Trong ngày:
Đang online: 1