KHOA VẬT LÝ VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TIẾN TỚI ĐẠT CHUẨN VỀ ĐỘI NGŨ - CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO - NCKH VÀ CÔNG BỐ QUỐC TẾ
[ 18/08/2013 00:00 AM | Lượt xem: 2262 ]
Nhân sự kiện "Gặp Gỡ Việt Nam” IX diễn ra từ 28.7 đến 17.8 tại TP.Quy Nhơn (Bình Định) với sự có mặt của 5 nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý và khách mời danh dự là nhà bác học Rolf Heuer - Giám đốc TT nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN); GS Jean - Loup Puget - Giám đốc Chương trình nghiên cứu Planck; GS Đàm Thanh Sơn và GS Ngô Bảo Châu... Rất nhiều ý kiến cho rằng: Việt Nam không thể không tập trung vào nghiên cứu khoa học cơ bản. Hy vọng rằng, giống như khi GS. Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields - Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán ra đời thì sau sự kiện "Gặp Gỡ Việt Nam” lần này, các Trung tâm nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực Vật lý đang được GS. Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu xúc tiến sẽ sớm được thành lập
Hiện nay, ngành Vật lý là một trong những ngành nghề đào tạo ít có khả năng xã hội hoá và thuộc diện cần thiết phải đào tạo. Năm 2012, Nhà nước đã chọn 5 trường thí điểm xây dựng đề án đào tạo theo đặt hàng trong 5 lĩnh vực ít có khả năng xã hội hoá là Sư phạm, kỹ thuật, Nông lâm ngư, nghệ thuật và KH cơ bản. Trong lĩnh vực KH cơ bản Trường ĐH Khoa học - ĐHTN được lựa chọn và Vật lý là một trong 5 ngành của trường được xây dựng đề án. Nếu Đề án này được phê duyệt, Nhà nước sẽ đặt hàng đào tạo bằng việc cấp kinh phí trên cơ sở tính đủ chi phí đào tạo và có cơ chế sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Trong không khí chuẩn bị đón các tân sinh viên k11 và Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ trường ĐH Khoa học lần III (NK 2010-2015), thay mặt Khoa Vật lý & CN tôi xin sơ qua một số thế mạnh, những đóng góp cũng như những gì Khoa Vật lý & CN có thể làm được cho các thí sinh và xã hội biết.

1. Thế mạnh về đào tạo đội ngũ

Sau nhiều năm kiên chì và mạnh dạn cử cán bộ đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, hiện Khoa có 10 NCS, 5 cao học đang theo học ở nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Bước vào năm học mới 2013-2014 Khoa sẽ có 3 Tiến sĩ, 19 thạc sĩ trên tổng số 24 cán bộ (tỷ lệ CBGD có trình độ từ ThS trở lên đạt 100%). Theo kế hoạch, năm 2014 Khoa sẽ có 6-7 Tiến sĩ và đến 2015 Khoa sẽ có 9-10 Tiến sĩ, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 50% CBGD. Để đội ngũ CB được cử đi đào tạo thực sự có chất lượng, Khoa chỉ cử CB đến các Trung tâm đào tạo có uy tín: cao học đều học tại trường USTH giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh; hầu hết các NCS khi bảo vệ đều có bài báo quốc tế; nhiều NCS được đi thực tập nghiên cứu ở nước ngoài; hiện có 8 CBGD trong Khoa có công bố quốc tế thuộc danh mục ISI.
Giảng viên - NCS. Vũ Xuân Hòa 23/9/2013 sẽ bảo vệ Luận án Tiến sĩ tại Viện nghiên cứu Langevin, Pháp ( Université Paris Diderot -Paris 7) với đề tài nghiên cứu về tổng hợp, thiết kế các hạt nano lai pha các tính chất phức hợp như: tính chất từ, tính chất quang, tính chất điện, .. Đặc biệt là các đầu dò nano plasmonic (nano cresent, nanoshell, nanocup, nanorod,..) có thể truy cập vào các môi trường phức hợp (complex media) như là các nano-sensor, nano-optic.. dựa trên tính chất hiện ảnh plasmon bề mặt của các kim loại quý (vàng, bạc, đồng). Đây là hướng nghiên cứu mở ra những ứng dụng đặc biệt lý thú trong y-sinh học. Dự án này đang được hợp tác bởi 3 trung tâm khoa học danh tiếng hàng đầu thế giới là: bệnh viện Saint Louis, Pháp (Trưởng nhómnghiên cứu: Proffesor. Anne Janin), Viện nghiên cứu Langevin, Pháp và Trường Đại học Quốc gia Singapo, Singapo.
Giảng viên Mẫn Hoàng Việt vừa hoành thành Luận án Tiến sĩ tại Ba Lan với các nghiên cứu trong lĩnh vực Biophysicschuyên nghiên cứu những ứng dụng đặc biệt của Vật lý trong y-sinh học.
Giảng viên - NCS. Nguyễn Văn Hảo tham gia lớp học "2011 Summer School on Lasers & Laser Applications" tại Viện KH&CN Gwangju (GIST), Hàn Quốc 7/2011.

2. Thế mạnh trong NCKH và công bố bài báo quốc tế

Hiện các CB trong Khoa đang chủ trì 01 đề tài NCKH thuộc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted), 7 đề tài NCKH cấp Đại học và 02 đề tài NCKH cấp cơ sở. Từ năm 2007 đến nay Khoa đã chủ trì 6 đề tài NCKH cấp Bộ, tham gia nhiều đề tài thuộc quỹ Nafosted, chủ trì nhiều đề tài NCKH cấp cơ sở và hướng dẫn hàng trăm đề tài NCKH sinh viên.

Số bài báo khoa học công bố trên các Tạp chí khoa học quốc tế thường được xem là một thước đo chính về thành quả khoa học của một Khoa cũng như Nhà trường. Dựa vào thước đo này, trong giai đoạn 2010-2012 Khoa Vật lý và CN có 15/43 công trình chiếm khoảng 34,8% tổng số công trình nghiên cứu khoa học đã công bố trên các Tạp chí quốc tế (thuộc danh mục ISI) của trường ĐH Khoa học.Tỉ lệ này khá cao, cho thấy vật lí là một thế mạnh trong hoạt động khoa học của Nhà trường.

Tính từ năm 2007 đến nay, các CB trong Khoa đã công bố 20 công trình nghiên cứu khoa học trên các Tạp chí chuyên ngành quốc tế thuộc danh mục ISI, nhiều bài báo trên tác tạp chí chuyên ngành quốc tế và quốc gia khác, hàng trăm báo cáo tại các Hội nghị-Hội thảo quốc gia và quốc tế. Trong thời gian tới, Khoa Vật lý & CN sẽ tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực vật lí ứng dụng.Hiện các nước phát triển đặc biệt tập trung nghiên cứu ứng dụng của vật lí vào việc phát triển các phương pháp chẩn đoán y khoa, công nghệ gien, công nghệ sinh học, xử lý môi trường v.v…

Bảng 1. Danh mục các công trình khoa học tiêu biểu của CB Khoa Vật lý & CN


STT

Tác giả, tên bài báo, tên Tạp chí, số (Tập), số trang và năm xuất bản

Bài báo trên Tạp chí Quốc tế thuộc danh mục ISI

1

Nguyen Xuan Nghia, Le Ba Hai, Nguyen Thi Luyen, Pham Thu Nga, Nguyen Thi Thuy Lieu and Phan The Long, Identification of Optical Transitions in Colloidal CdSe Nanotetrapods, The Journal of Physical Chemystry C 2012, 116, 25517-25524 (2012) (SCI; IF 2012: 4.814).

2

Xuan Hoa Vu, Michael Levy, Thomas Barroca, Hong Nhung Tranand Emmanuel Fort, Gold nanocrescents for remotely measuring and controlling local temperature, Nanotecnology, No. 24, Vol. 325501, 2013 (SCI; IF 2012: 3.842).

3

Binh Khanh Mai, Man Hoang Viet, and Mai Suan Li, Top-Leads for Swine Influenza A/H1N1 Virus Revealed by Steered Molecular Dynamics Approach, J. Chem. Inf. Model. 50, 2236 (2010) (SCI; IF 2010: 3.822)

4

Ha M. Nguyen, N. V. Dang, Pei-Yu Chuang, T. D. Thanh, Chih-Wei Hu, Tsan-Yao Chen, V. D. Lam, Chih-Hao Lee and L. V. Hong,"Tetragonal and hexagonal polymorphs of BaTi1-xFexO3-d multiferroics using x-ray and Raman analyses", Appl.Phys.Lett. 99, 202501-3 (2011)(SCI, IF 2010: 3.820).

5

D. N. H. Nam, N. V. Khien, N. V. Dai, L. V. Hong, and N. X. Phuc, Temperature memory and resistive glassy behavior of a perovskite manganite”, Phys. Rev. B 77, (2008), 214406. (SCI; IF 2010: 3.772)

6

D. N. H. Nam, N. V. Dai, T. D. Thanh, L. T. C. Tuong, L. V. Hong, N. X. Phuc, H. S. Hong, and N. V. Khien, Effects of dilution on magnetic and transport properties of La0.7Ca0.3Mn1−xM’xO3, Phys. Rev. B 77, (2008), 224420. (SCI; IF 2010: 3.772)

7

Man Hoang Viet, Son Tung Ngo, Nguyen Sy Lam , and Mai Suan Li, Inhibition of aggregation of amyloid peptides by beta-sheet breaker peptides and their binding affinity, J. Phys. Chem. B 115, 7433 (2011). (SCI; IF 2010: 3.603).

8

M. H. Viet and M. S. Li,Amyloid peptide Ab40 inhibits aggregation of Ab42: evidence from molecular dynamics simulations, J. Chem. Phys. 136, 245105 (2012)(SCI; IF 2012: 3.164).

9

H.-L. Chen, Jack C.-C. Hsu, Man Hoang Viet, Mai Suan Li, Chin-Kun Hu, Chia-Hsun Liu, Frederick Y. Luh, Silvia Si-Wei Chen, Evan S.-H. Chang, Andrew H.-J. Wang, Min-Feng Hsu, Wunshain Fann, Rita P.-Y. Chen, Studying the fast folding kinetics of an antifreeze protein RD1 using a photolabile caging strategy and time-resolved photoacoustic calorimetry on a nanosecond time scale, Proteins: Structures, Functions, and Bioinformatics 78, 2973 (2010) (SCI; IF 2010: 2.813).

10

N. V. Dang, Ha M. Nguyen, Pei-Yu Chuang, Jie-Hao, Zhang, T. D. Thanh, Chih-Wei Hu, Tsan-Yao Chen, Hung-Duen Yang, V. D. Lam, Chih-Hao Lee and L. V. Hong, Structure and magnetism of BaTi1-xFexO3-d multiferroics, Journal of Applied Physics 111, 07D915-3 (2012) (SCI, IF 2010: 2.064).

11

N. V. Dang, T. D. Thanh, V. D. Lam, L. V. Hong, and The-Long Phan, Structural phase separation, optical and magnetic properties of BaTi1-xMnxO3 multiferroics, Journal of Applied Physics 111, 113913 (2012) (SCI, IF 2010: 2.064)..

12

N. V. Dang, T. D. Thanh, L. V. Hong, V. D. Lam, and The-Long Phan, "Structural, optical and magnetic properties of polycrystalline BaTi1-xFexO3 ceramics"J.Appl.Phys. 110, 043914-7 (2011) (SCI, IF 2010: 2.064).

13

The-Long Phan, P. Zhang, D. Grinting and S. C. Yu, N. X. Nghia, N. V. Dang and V. D. Lam, "Influences of annealing temperature on structural characterization and magnetic properties of polycrystalline Mn-doped BaTiO3", Journal of Applied Physics 112, 013909-6 (2012) (SCI, IF 2010: 2.064).

14

P. Q. Thanh, B. T. Cong, C. T. A. Xuan, N. H. Luong., Melting of the charge ordering state by Ruthenium doping in Ca0.6Pr0.4Mn1-yRuy­O3(y = 0, 0.03, 0.05, 0.07) perovskites, Journal of Magnetism and Magnetic Materials 310 (2007),720–722. (SCI; IF 2010: 1.689)

15

T. D. Thanh, P. T. Phong, D. H. Manh, N. V. Khien, L. V. Hong, T. L. Phan and S. C. Yu, Low-field magnetoresistance in La0.7Sr0.3MnO3/BaTiO3 composites, J Mater Sci: Mater Electron 24,1389–1394 (2013) (SCI; IF 2012: 1.486).

16

P.T. Phong, D.H. Manh, N.V. Dang, L.V.Hong, I.J. Lee, "Enhanced low-field- magnetoresistance and Electro-magnetic behavior of La0.7Sr0.3MnO3/ BaTiO3 composites", Physica B 407, 3774-3780 (2012) (SCI; IF 2012: 1.327).

17

Nguyen T. Nghia, Nguyen V. Hao, Valentin A Orlovich and Nguyen D. Hung, Generation of nanosecond laser pulses at a 2.2-MHz repetition rate by a cw diode-pumped passively Q-switched Nd3+:YVO4 laser, Quantum Electronics. 41 790 (2011) (SCI; IF 2012: 0.823).

18

N. V. Dang, Ha M. Nguyen, P.-Y. Chuang, T. D. Thanh, V. D. Lam, C.-H. Lee, L. V. Hong, Structure of BaTi1-xFexO3-δ Multiferroics Using X-ray Analysis, Chinese Journal of Physics 50 (2), 262-270 (2012) (SCI; IF 2012: 0.477).

19

DT Viet, NK Tung, Nguyen Thi Hien, YP Lee, BS Tung, VD Lam, Multi-plasmon resonances supporting the negative refractive index in "single-atom" metamaterials, J. Nonlinear Optic. Phys. Mat.21, 1250019 (2012)(SCIE).

20

Nguyen Thi Luyen, Le Ba Hai, Nguyen Xuan Nghia, Pham Thu Nga and Nguyen Thi Thuy Lieu,”Effect of reaction temperature and ligand concentration on the shape of CdSe nanocrytals”, International Journal of Nanotechnology 8 (3/4/5), p.214-226 (2011) (SCIE).


Bảng 2. Danh mục các đề tài NCKH tiêu biểu của CB Khoa Vật lý &CN



STT

Tên đề tài/dự án

Chủ nhiệm đề tài/Mã số

Thời gian

Vai trò

Đề tài NCKH thuộc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted)

1

Nghiên cứu hiệu ứng từ - điện trên một số vật liệu đa pha điện từ dạng khối và kích thước nano

TS. Nguyễn Văn Đăng; Mã số: 103.02-2012.48

2013 – 2015

Chủ trì

Đề tài NCKH cấp Bộ Giáo dục & Đào tạo

2

Chế tạo và nghiên cứu tính chất điện, từ của vật liệu sắt điện-sắt từ BiFeO3

TS. Nguyễn Văn Đăng; Mã số: B2007-TN08-02

2007 – 2008

Chủ trì

3

Chế tạo và nghiên cứu tính chất điện, từ của vật liệu BaTiO3 pha tạp dưới dạng mẫu khối và kích thước nano.

TS. Nguyễn Văn Đăng; Mã số: B2010-TN06-02

2010 – 2011

Chủ trì

4

Chế tạo và nghiên cứu các tính chất quang của hạt nano silica pha tâm mầu cho các ứng dụng đánh dấu sinh học

ThS. Phạm Minh Tân; Mã số: B2009-TN07-07

2009 – 2010

Chủ trì

5

Nghiên cứu ứng dụng nguồn bơm quang học bằng laser bán dẫn công suất cao cho các hệ thống laser rắn

ThS. Nguyễn Văn Hảo; Mã số: B2008-TN08-05

2008 – 2009

Chủ trì

6

Chế tạo và khảo sát tính chất quang phổ của cấu trúc nano dị chất CdSe/CdS có dạng thanh

ThS. Nguyễn Thị Luyến; Mã số: B2009-TN07-09

2009 – 2010

Chủ trì

7

Chế tạo và nghiên cứu hình thái, các tính chất quang của hạt vàng ứng dụng trong y sinh

ThS. Vũ Xuân Hòa

Mã số: B2009-TN07- 01

2009 – 2010

Chủ trì

Đề tài NCKH cấp Đại học Thái Nguyên

8

Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của cấu trúc nano dị chất loại 2 CdS/ZnSe

ThS. Nguyễn Xuân Ca; Mã số: ĐH2011-07-07

2011– 2012

Chủ trì

9

Nghiên cứu chế tạo bột huỳnh quang phát xạ ánh sáng đỏ(Red) ứng dụng trong chế tạo đền huỳnh quang và điốt phát quang

ThS. Lê Tiến Hà; Mã số: ĐH2011-07-08

2011– 2012

Chủ trì

10

Nghiên cứu hiệu ứng điện-từ trên một số vật liệu multiferroic cấu trúc ABO3 dạng đơn chất và composite

TS. Nguyễn Văn Đăng; Mã số ĐH2012-TN07-10

2012– 2013

Chủ trì

11

Nghiên cứu xây dựng một hệ laser Cr3+:LiSAF liên tục, có khả năng điều chỉnh bước sóng

ThS. Nguyễn Văn Hảo

2012– 2013

Chủ trì

12

Chế tạo vật liệu áp điện không chứa chì BZT-xBCT có hệ số áp điện lớn và nghiên cứu một số tính chất của chúng

ThS. Nguyễn Văn Khiển

2012– 2013

Chủ trì

13

Ảnh hưởng của tham số cấu trúc lên độ tổn hao điện từ của vật liệu có chiết suất âm

ThS. Nguyễn Thị Hiền

2012– 2013

Chủ trì

14

Chế tạo và nghiên cứu chức năng hóa bề mặt của các hạt nano ormosil định hướng ứng dụng trong đánh dấu sinh học

ThS. Phạm Minh Tân

2012– 2013

Chủ trì


Để có thông tin chi tiết, xin xem thêm tại: http://vatly.tnus.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc


3. Tạo môi trường giảng dạy và học tập lành mạnh - năng động- hợp tác

Trong những năm qua, Khoa đã tạo dựng được môi trường học tập có nề nếp, kỷ cương, có tính mô phạm và giáo dục cao. Chương trình đào tạo của Khoa được thiết kế đa mục tiêu, tiệm cận với nhu cầu xã hội; ngoài trang bị kiến thức-kỹ năng còn chú trọng phát triển đạo đức, nhân cách đặc biệt là khả năng thích ứng mềm dẻo để sau khi tốt nghiệp người học có thể đảm nhận được nhiều công việc ở nhiều vị trí công tác khác nhau đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động trong nước, đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế.

Thực tiễn sau 10 năm đào tạo tại Khoa cho thấy, nhu cầu xã hội vẫn rất lớn và cơ hội việc làm rất rộng mở SV ngành Vật lý khi biết kết hợp liên ngành và kết hợp giữa kinh doanh với khoa học và công nghệ. Đặc biệt, nhu cầu xã hội (cả Việt Nam và thế giới) trong lĩnh vực Vật lý luôn rất lớn với nguồn nhân lực có trình độ quốc tế. Hiện Khoa đã ký kết hợp tác với Viện KH Vật liệu, Viện Vật lý thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam để đưa SV đến thực hiện nghiên cứu và thực tập nghiên cứu tại các cơ sở này nhằm giúp các em sớm tiếp cận các công nghệ hiện đại, các dự án nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Khoa cũng ký kết với trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)... để các sinh viên tốt nghiệp từ khá trở lên được tuyển thẳng lên học Cao học lấy bằng thạc sĩ quốc tế (giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng anh do các GS nước ngoài giảng dạy) tại trường USTH. Đây sẽ là nguồn nhân lực có chất lượng cao rất dễ tạo việc làm với thu nhập cao và rất dễ xin học bổng Tiến sĩ tại các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Xingapo, Oxtrâylia, Pháp, Đức, Ba Lan, Hà Lan...
GS. Pierre Sebban (trường ĐH Paris 11), Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) và Ban lãnh đạo trường USTH tiếp đón đoàn cán bộ và SV (k7) của Khoa đến thăm trường USTH 2/2013.

GS.TS. Nguyễn Quang Liêm, Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam trình bày bài giảng cho cán bộ và sinh viên Khoa Vật lý & CN 2/2013.

TS. Vũ Đình Lãm, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam trình bày bài giảng cho sinh viên k7 Khoa Vật lý & CN 2/2013.

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Ban quản lý và phát triển dự án ĐH Quốc Gia Hà Nội trình bày bài giảng cho cán bộ và sinh viên Khoa Vật lý & CN 11/2010.
Đội tuyển Olimpic Vật lý SV của Khoa đạt giải Ba toàn đoàn, giải Nhất thí nghiệm và giải Ba trắc nghiệm tại Olimpic Vật lý SV toàn quốc lần thứ X.
Đội bóng đá nam của Khoa Vật lý &CN vô địch giải bóng đá Nam trường ĐH Khoa học năm 2010
Đoàn cán bộ và sinh viên (k7 + k8) Khoa Vật lý & CN về thăm Quê Bác nhân dịp đi tham quan thực tế và học tập tại TP. Vinh - Nghệ An 2011.

4. Thay cho lời kết

Mặc dù có nhiều thế mạnh nhưng trên thực tế những năm gần đây Khoa vẫn gặp khó khăn trong vấn đề tuyển sinh. Đây cũng là tình hình chung của các ngành khoa học cơ bản - hiện nay đang rất thiếu nguồn nhân lực có chất lượng và cần người giỏi nhưng lại ít người muốn học! Tuy nhiên, theo ý kiến nhiều chuyên gia về nhân sự thì: Những ngành khó tuyển sinh hiện nay lại là những ngành dễ kiếm việc làm!

Tính “đa ngành” của sinh viên vật lí là một thế mạnh vì nhìn chung, sinh viên tốt nghiệp từ các ngành khoa học cơ bản có thể làm nhiều nghề khác nhau. Một kĩ sư điện biết mình sẽ làm về điện lực, nhưng một nhà vật lí học có thể có nhiều lựa chọn, như có thể làm trong ngành y tế, xây dựng, phân tích dữ liệu, công nghệ thông tin, thậm chí làm … tình báo (ở nước ngoài, không ít nhà vật lí làm tình báo).Kinh nghiệm chọn ngành, chọn nghề cho thấy những ngành có phạm vi đào tạo rộng sẽ giúp người lao động dễ có việc làm, còn những ngành phạm vi đào tạo hẹp hoặc chuyên biệt đặc thù sẽ khó xin việc. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp và cơ quan vẫn chưa biết sinh viên vật lí có thể làm gì cho doanh nghiệp của họ.Do đó, trong thời gian tới Khoa sẽ phát động một chương trình quảng bá khả năng đóng góp của các sinh viên tốt nghiệp ngành vật lí cho sự phát triển kinh tế, khoa học và doanh nghiệp.

Trong tương lai, nhu cầu xã hội còn nhiều biến động nên không hẳn những ngành có điểm chuẩn trúng tuyển cao sẽ tương quan với việc có cơ hội việc làm lớn, bởi đôi khi có những ngành điểm chuẩn thấp nhưng cơ hội việc làm rất cao!

.

Tài liệu tham khảo:

1. Sức nóng ngành Khoa học cơ bản bắt đầu lan tỏa
2. Sức hút từ nhóm ngành Khoa học cơ bản, Sư phạm
3. Ngành vật lý Việt Nam cần hướng tới sự phát triển bền vững
4. Sức hấp dẫn từ các ngành khoa học cơ bản
5. Giáo sư đạt giải Nobel nhận xét gì về khoa học Việt Nam?
6. Giáo sư Mỹ: “Quay lưng với khoa học cơ bản là sai lầm”
7. Nhiều ngành khó tìm việc nhưng lắm người theo
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (Dự thảo lần 2). Hà Nội, 4/2011.
9. Phạm Văn Sơn (2011),Đào tạo theo nhu cầu xã hội- thực trạng và giải pháp. Tạp chí TBGD s 2.
< TS. Nguyễn Văn Đăng, Trưởng Khoa Vật Lý & CN >

Khoa
Vật lý & Công nghệ

(0208).3706.388
Loading the player ...

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 925388
Trong ngày:
Đang online: 4