Chương trình đào tạo ngành
Vật lý Chất rắn nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành đào
tạo; khả năng giao tiếp bằng Anh ngữ thông thường và khả năng đọc hiểu tài liệu
chuyên ngành.
Sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức của vật lý hiện đại về vật lý chất rắn, có trình độ về lý thuyết và thực nghiệm trong lĩnh vực về chất rắn, có trình độ cao về lý thuyết và thực nghiệm trong các hướng chuyên ngành của vật lý chất rắn: Từ học, bán dẫn, sensơ… Sau quá trình đào tạo các cán bộ này có khả năng ứng dụng tốt các kiến thức, kỹ năng thực hành đã học vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
Sau khi được đào tạo các học viên đáp ứng tốt yêu cầu làm việc tại các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học, Cao đẳng, cơ sở sản xuất và kinh doanh… có liên quan đến lĩnh vực vật lý chất rắn, vật liệu điện tử và công nghệ vật liệu.
Sinh viên được tham gia nghiên cứu theo một trong các hướng khoa học hiện đại, cập nhật hiện nay trên thế giới và trong khu vực:
+ Các vật liệu và các vật liệu bán dẫn (gốm ferite, hợp kim, màng mỏng bán dẫn…)
+ Thiết lập và giải các bài toán mô phỏng, thực hiện tính toán ở mức độ trung bình.
+ Chế tạo các mảng mỏng nhạy quang, quang điện tử khảo sát tính chất vật lý của chúng và khả năng ứng dụng.
+ Chế tạo các tính chất vật liệu quang nano.
- Sinh viên tốt nghiệp ngành
Vật lý Chất rắn có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành, có khả năng thích
ứng với các ngành nghề liên quan với các kiến thức đã được nghiên cứu.
Bộ môn Vật lý Chất rắn (VLCR) đã được thành lập năm 2012 cùng với Khoa Vật lý & Công nghệ, trường Đại học Khoa học trên cơ sở nhân lực của Bộ môn Vật lý (đã được thành lập năm 2002) để thực hiện đào tạo các chuyên ngành mang tính liên ngành rất mới, hiện đại và gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực khoa học. Bộ môn Vật lý Chất rắn hiện có 9 cán bộ giảng dạy, trong đó có 5 Tiến sĩ, 4 thạc sĩ và 2 nghiên cứu sinh. Các cán bộ của Bộ môn có trình độ cao, được đào tạo cơ bản và phẩm chất chính trị tốt – luôn mong muốn được cống hiến và đóng góp nhiều nhất vào sự nghiệp giáo dục cũng như sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Bộ môn VLCR hiện nay đảm nhiệm giảng dạy các chương trình Đại học và sau đại học (Thạc sĩ chuyên ngành Quang học).
Giảng viên cơ hữu
TT |
Họ và tên |
Ngày sinh |
Học vị |
Chức danh/mail |
1 |
20/12/1975 |
TS |
dangnv@tnus.edu.vn |
|
2 |
Nguyễn Thị Luyến |
26/12/1982 |
TS |
luyennt@tnus.edu.vn |
3 |
26/12/1980 |
TS |
hiennt@tnus.edu.vn |
|
4 |
10/10/1980 |
TS |
canx@tnus.edu.vn |
|
5 |
01/11/1980 |
TS |
halt@tnus.edu.vn |
|
6 |
05/02/1981 |
ThS (NCS) |
xuancta@tnus.edu.vn |
|
7 |
Phạm Trường Thọ |
25/12/1986 |
ThS (NCS) |
thopt@tnus.edu.vn |
8 |
Nguyễn Thị Dung |
11/12/1986 |
ThS (NCS) |
dung.nt@tnus.edu.vn |
9 |
Nguyễn Thị Thuần |
03/10/1986 |
ThS |
thuannt@tnus.edu.vn |
Các giảng viên thỉnh giảng
1. PGS.TS Lê Văn Hồng, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam
2. PGS.TS. Vũ Đình Lãm, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam
3. PGS.TS. Nguyễn Huy Dân, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam
4. PGS.TS. Đỗ Hùng Mạnh, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam
5. TS. Trần Đăng Thành, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam
6. TS. Nguyễn Mạnh Hà, Department of Engineering and System Science, National Tsing Hua University, Hsinchu, Taiwan
7. TS. Phạm Thanh Phong, trường ĐH Khánh Hòa
8. TS. Bùi Văn Thiện, Khoa KH Cơ bản, Trường ĐH Y-Dược, ĐH Thái Nguyên
9. TS. Đặng Văn Thành, Khoa KH Cơ bản trường ĐH Y-Dược, ĐH Thái Nguyên
10. TS. Phạm hữu Kiên, Khoa Vật lý trường ĐHSP, ĐH Thái Nguyên
a) Giảng dạy Đại học
Bộ môn VLCR tham gia giảng dạy các môn như sau:
+ Vật lý đại cương I, II, III (cho tất cả các ngành) cho sinh viên chính quy, tại chức và liên thông.
+ Các môn Cở sở chuyên ngành cho chuyên ngành Vật lý Chất rắn và Vật lý môi trường, Vật lý và vật liệu y - sinh …
+ Các môn Chuyên ngành cho chuyên ngành Vật lý Chất rắn, Vật lý môi trường, Vật lý và vật liệu y - sinh …
+ Biên soạn nhiều bài giảng cho sinh viên chuyên ngành VLCR và cho các chuyên ngành liên quan.
b) Giảng dạy sau Đại học (từ năm học 2015 - 2016)
BM Vật lý Chất rắn tham gia giảng dạy Cao học chuyên ngành Quang học những học phần sau:
+ Cơ học lượng tử nâng cao
+ Tin học cho Vật lý
+ Toán cho Vật lý
+ Cấu trúc phổ nguyên tử và phân tử
+ Điện động lực học nâng cao
+ Phương pháp phân tích cấu trúc vật rắn
+ Phương pháp phân tích quang phổ
+ Vật lý màng mỏng
Hướng
nghiên cứu khoa học:
- Vật liệu nano (các hạt vàng, bạc, omorsil, silica…) ứng dụng trong y – sinh.
- Vật lý sinh học (bio-physics): Ứng dụng trong Y-sinh học.
- Vật liệu điện – từ, vật liệu quang
Nghiên cứu khoa học:
Từ năm 2008 đến nay, các cán bộ của BM VLCR đã thực hiện được nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp với chất lượng tốt:
+ Đã và đang chủ trì 02 đề tài KHCN cấp Nhà nước (Quỹ Nafosted).
+ Đã Chủ trì và hoàn thành 05 đề tài NCKH cấp Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Xếp loại: 2 xuất sắc và 3 tốt.
+ Đã chủ trì và đang thực hiện 4 đề tài NCKH cấp Đại học (Đại học Thái Nguyên).
+ Đã chủ trì và hoàn thành 4 đề tài NCKH cấp Cơ sở. Xếp loại tốt.
+ Đã xuất bản thành công nhiều công trình khoa học Quốc tế (18 bài), Quốc gia (10) và các kỷ yếu Hội nghị Quốc tế (trên 15 bài) và trong nước (trên 20 bài).
+ Đã tham gia hướng dẫn nhiều sinh viên làm đề tài NCKH (14 đề tài) đạt kết quả tốt.
Lượt truy câp: 925388
Trong ngày:
Đang online: 30