Đối với nhiều sinh viên mới ra trường hiện nay tình trạng thiếu kinh nghiệm thực tế; kiến thức chuyên môn không vững vàng; kĩ năng mềm, ngoại ngữ, tin học yếu kém; ảo tưởng về nghề nghiệp tương lai là các lý do khiến cho nhiều sinh viên khi ra trường không tìm được công việc thích hợp. Trong khi đó, tình trạng “khát nhân lực” chất lượng cao vẫn khá phổ biến. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp vẫn phải "đỏ mắt" tìm kiếm những ứng viên phù hợp hoặc tốn kém nhiều kinh phí và thời gian trong đào tạo các ứng viên sau khi tuyển dụng.
Chọn một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai! Khoa Vật lý và Công nghệ đã tiến hành điều tra và thu thập thông về cơ hội việc làm cũng như cơ hội thăng tiến của các cựu sinh viên tốt nghiệp ngành Cử nhân Vật lý đào tạo tại Khoa những khóa đầu tiên. Xin chia sẻ một số thông tin về các cựu sinh viên để các thí sinh tham khảo trước khi có quyết định cuối cùng trong việc lựa chọn ngành học và nghề nghiệp tương lai.
Trước hết, xin sơ qua về các chuyên ngành đang được đào tạo tại Khoa:
A. Trình độ đại học
Hiện nay khoa đang đào tạo mã ngành đại học: Cử nhân Vật lý với 03 chuyên ngành:
1. Chuyên ngành Vật lý môi trường: ngoài những kiến thức liên quan đến ứng dụng của Vật lý trong lĩnh vực môi trường, người học còn được trang bị kỹ năng phân tích, đánh giá, dự báo và xử lý ô nhiễm môi trường; nghiên cứu các loại vật liệu bền vững trong môi trường nhiệt đới (vật liệu chống ăn mòn, chống lão hoá và chống phá huỷ sinh học); các vật liệu thân thiện với môi trường (polyme tự hủy; các pigment, phụ gia…), các chất hấp phụ kim loại nặng và các chất độc hại khác để làm sạch nguồn nước;...
Sinh viên sau khi TN có thể làm việc tại các Sở Tài nguyên và Môi trường; các Công ty môi trường đô thị; các Trung tâm quan trắc và đánh giá tác động môi trường; các Trung tâm, Viện nghiên cứu hoặc các trường Đại học, Cao đẳng và các trường THPT...
2. Chuyên ngành Vật lý y - sinh: ngoài những kiến thức liên quan đến ứng dụng của Vật lý trong lĩnh vực y-sinh, người học còn được trang bị các kiến thức liên ngành liên quan đếnứng dụng công nghệ nanovà các vật liệu "thông minh"trongsinh học và y tếnhư: vật liệu sinh học, năng lượng sinh học, cảm biến sinh học,thiết bị y tế và công nghệ phục hồi chức năng,nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dược... Đặc biệtlà các vật liệu tương hợp sinh học cho phépchế tạo các cảm biến sinh họcnhỏgọn, chính xácgiúp điều trịcác bệnh hiểm nghèo.
Sinh viên sau khi TN có thể làm việc tạicác doanh nghiệp sản xuất dược phẩm; các trung tâm phát triển vật liệu và công nghệ năng lượngmới;các Sở Khoa học và Công nghệ,SởTài nguyên và Môi trường,SởY tế;hoặctrong các cơ quan quản lývàkiểm trachất lượngsản phẩm,cácCông ty tư vấn và cung cấp các trang thiết bịtrong lĩnh vực y sinh, các Trung tâm, Viện nghiên cứu hoặc các các trường Đại học, Cao đẳng và các trường THPT...
3. Chuyên ngành Vật lý chất rắn: cung cấp các kiến thức cơ sở về lý thuyết vàthựcnghiệm vềquang học vật rắn, quang phổ học nguyên tử và phân tử, laser,plasma, kỹ thuật chân không, vật liệu mới ứng dụngtrongcácngành công nghiệp như: năng lượng, xây dựng, cơ khí chế tạo máy, điện tửbán dẫn, bảo vệ môi trường…
Sinh viên sau khi TN có thể làm việc tại các Viện nghiên cứu; Sở Khoa học và Công nghệ, các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử trong và ngoài nước, các trung tâm kiểm định, phân tích và đánh giá sai hỏng, các công ty cung cấp thiết bị đo lường hoặcgiảng dạy tại các trườngđại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và THPT...
B. Trình độ sau đại học: Thạc sỹ Vật lý, chuyên ngành Quang học
Đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lĩnh vực Vật lý, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo; phát hiện và giải quyết những vấn đề mới của khoa học và thực tiễn đặt ra; có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt; có ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.
Cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao, chuyên môn sâu về Quang học là các chuyên gia trong lĩnh vực Quang học phục vụ cho các nhà máy xí nghiệp, công ty chuyên sản xuất các thiết bị quang học,.. đặc biệt cho các cơ sở đào tạo, các giáo viên THPT, CĐ, ĐH, các trung tâm nghiên cứu, các cơ sở Khoa học - Công nghệ,…
Bảng thống kê số lượng và công việc hiện tại của các cựu sinh viên từ khóa 1 đến khóa 7.
Khóa |
Cựu sinh viên là giảng viên ĐH |
Cựu sinh viên là giáo viên phổ thông |
Cựu sinh viên làm các lĩnh vực khác |
1 |
04 |
20 |
09 |
2 |
02 |
18 |
04 |
3 |
07 |
15 |
02 |
4 |
03 |
13 |
16 |
5 |
02 |
18 |
10 |
6 |
01 |
19 |
20 |
7 |
01 |
20 |
38 |
Để có thông tin và địa chỉ cụ thể, xin xem thêm tại: http://vatly.tnus.edu.vn/cuu-sinh-vien
Một số hình ảnh về công việc hiện tại của một số cựu sinh viên của Khoa Vật lý và Công Nghệ do các bạn SV cung cấp:
Tìm những lời khuyên chân tình
Sự lựa chọn ngành, nghề là cả một quá trình dài gồm nhiều bước như dựa trên năng lực, sở thích, quan điểm, nguyên tắc sống của bạn...; tìm hiểu những công việc thích hợp hoặc dự đoán về nghề nghiệp hay nhóm ngành nghề phù hợp với bạn. Do đó các thí sinh nên dành nhiều thời gian nghiên cứu và tham khảo gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, những chuyên gia… trước khi có quyết định cuối cùng.
Chúc các bạn sáng suốt lựa chọn ngành nghề mà các bạn thấy yêu thích và đam mê, thành công sẽ đến với các bạn !
Lượt truy câp: 925388
Trong ngày:
Đang online: 30