Thông báo thể lệ Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp lần thứ nhất năm 2017 của Đại học Thái Nguyên
[ 21/02/2017 00:00 AM | Lượt xem: 2103 ]

KẾ HOẠCH VÀ THỂ LỆ


Cuộc thi ý tưởng Khởi nghiệp lần thứ nhất năm 2017 của Đại học Thái Nguyên


1. Mục đích, ý nghĩa

1.1. Mục đích


Nhằm tạo dựng và phát huy tinh thần khởi sự kinh doanh (sau đây gọi tắt là khởi nghiệp) cho thế hệ trẻ, bao gồm cán bộ, giáo viên (đặc biệt là giáo viên trẻ) và học sinh sinh viên (HSSV); phát triển ý tưởng sáng tạo và khởi nghiệp của HSSV và cán bộ giáo viên trẻ; tạo ra một sân chơi bổ ích, thực tiễn và hiệu quả cho HSSV và cán bộ giáo viên trẻ nói chung và sinh viên các trường thành viên và các khoa trực thuộc (gọi chung là các trường thành viên) Đại học Thái Nguyên; tìm kiếm các ý tưởng khởi nghiệp tốt đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư và tham gia cuộc thi các cấp trong chương trình khởi nghiệp quốc gia năm 2017.


1.2. Ý nghĩa


Đây là cuộc thi có ý nghĩa thực tiễn, vừa truyền thông, thúc đẩy và phát triển phong trào khởi nghiệp trong cán bộ, giảngviên, học viên và sinh viên trong Đại học, vừa là động lực, là hoạt động quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, giải quyết việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội và góp phần nâng cao thương hiệu của Đại học Thái Nguyên.


2. Đối tượng tham gia


Là học sinh, sinh viên, cán bộ giáo viên, học viên thạc sĩ, nghiên cứu sinh đang học tập, công tác tại các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên (sau đây gọi là thí sinh). Các thí sinh có thể đăng ký cá nhân hoặc nhóm thí sinh từ 2 đến 5 người, các nhóm dự thi có thể bao gồm các thí sinh không phân biệt sinh viên, học viên, giảng viên và ngành đào tạo của từng thí sinh.


3. Phạm vi ý tưởng khởi nghiệp dự thi


Các ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà Nhà nước không cấm (theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014).


Khuyến khích ý tưởng khởi sự kinh doanh các ngành nghề sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chuyên môn của các trường thành viên Đại học Thái Nguyên, các ý tưởng sáng tạo, tư duy mới, độc đáo và phát triển bền vững.


Ý tưởng khởi nghiệp có thể phát triển từ các mô hình đã và đang hoạt động trong thực tiễn ở địa phương, từ kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp đặc biệt khuyến khích các ý tưởng sáng tạo và có hàm lượng khoa học cao.


4. Hình thức tổ chức cuộc thi

4.1. Đăng ký dự thi


Thí sinh có thể đăng ký dự thi theo trường hoặc trực tiếp cho Ban tổ chức (BTC), nội dung đăng ký gồm họ tên thí sinh, nhóm thí sinh và dự kiến tên gọi cho ý tưởng khởi nghiệp (sau đây gọi là dự án) của mình.


Về số lượng: Mỗi đơn vị đăng ký từ 3 đến 5 dự án dự thi. Mỗi thí sinh chỉ tham gia 01 dự án.


4.2. Thể thức cuộc thi


Cuộc thi được tổ chức ba vòng:


- Vòng 1 (vòng sơ khảo): Thí sinh viết tóm tắt dự án không quá 5 trang (đánh máy trên giấy khổ A4, cỡ chữ 13, dãn dòng 1.2 - 1.3 lines) trình bày ý tưởng khởi nghiệp của mình. Hội đồng tư vấn của đơn vị sẽ đánh giá chấm sơ khảo và chọn ra 3-5 dự án tốt nhất, có tính khả thi để tham dự vòng 2 (vòng bán kết). Vòng 1 được tổ chức tại các đơn vị thành viên của Đại học Thái Nguyên.


- Vòng 2 (vòng bán kết): Thí sinh có kết quả đạt tại vòng 1 (vòng sơ khảo) tiếp tục tham gia vòng 2 (vòng bán kết), toàn bộ nội dung dự án được viết không quá 10 trang (không kể phụ lục), thí sinh sẽ trình bày dự án của mình, có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ tại gian hàng của “Diễn đàn Thắp lửa Khởi nghiệp” do ĐH Thái Nguyên tổ chức sáng ngày 24 tháng 3 năm 2017.


- Vòng 3 (vòng chung khảo): Thí sinh có kết quả đạt tại vòng 2 (vòng bán kết) tiếp tục tham gia vòng 3 (vòng chung khảo) được tổ chức vào chiều ngày 24 tháng 3 năm 2017. Thí sinh trình bày và trả lời các câu hỏi về các ý tưởng khởi nghiệp của mình trước hội đồng đánh giá, gồm các nhà tư vấn và các nhà đầu tư.


4.3. Thời gian tổ chức


Từ ngày 20/02/2017 đến 24/03/2017. Lịch cụ thể dự kiến như sau:

- Ngày 20/02/2017: Phát động cuộc thi


- Ngày 10-16/03/2017: Thu bài dự thi và tổ chức vòng sơ khảo tại các đơn vị thành viên


- Ngày 17-20/03/2017: Chấm sơ khảo và công bố các dự án thi vòng bán kết tại các đơn vị thành viên


- Ngày 20 – 22/3 Các đơn vị thành viên gửi kết quả chấm sơ khảo về Ban tổ chức


- Ngày 24/03/2017:


+ Sáng: Bán kết (trưng bày và thuyết trình tại Diễn đàn Thắp lửa khởi nghiệp)


+ Chiều: Chung khảo cuộc thi (thuyết trình trước hội đồng đánh giá) và trao giải


5. Gợi ý viết dự án


Dự án cần được viết ngắn gọn, dễ hiểu, đủ ý, trọng tâm, bố cục logic. Nội dung của dự án ít nhất phải bao gồm:


(1) Thông tin chung của nhóm tác giả: họ tên tác giả, lớp, đơn vị (khoa/phòng/trung tâm/trường) ngành đào tạo, điện thoại, e-mail…


(2) Nội dung bài viết ý tưởng khởi sự kinh doanh phải ít nhất bao gồm:


-Tại sao bạn muốn đề xuất dự án này? (Tối đa 300 từ; gợi ý: những lợi ích kinh tế và xã hội mà dự án mang lại; nhu cầu thị trường, nhu cầu thực tiễn hoặc sở thích, đam mê của các thành viên trong nhóm dự án).


-Mô tả sơ lược dự án/ý tưởng kinh doanh (Tối đa 600 từ; gợi ý: mô tả về giải pháp, chiến lược sản xuất/ kinh doanh, các kênh marketing, truyền thông, kế hoạch thực hiện)


-Điều gì khiến bạn cho rằng dự án/ý tưởng của mình là nổi bật và khác biệt nhất? (Tối đa: 300 từ; gợi ý: mô hình của bạn có gì khác so với những mô hình đã có trên thị trường; ý tưởng của bạn có ứng dụng công nghệ tiên tiến/công nghệ thông tin hay không?)


-Bạn hình dung tương lai 1 năm, 3 năm sau dự án của mình sẽ trở thành như thế nào? Hướng phát triển? Quy mô? Tiềm năng? (Tối đa: 300 từ; gợi ý: định hướng phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường, quy mô của dự án ra sao?)


-Thế mạnh đối với dự án của từng thành viên trong nhóm (Tối đa: 300 từ; gợi ý: thế mạnh của từng thành viên đối với việc triển khai dự án và công việc được giao).


Tin bài: ĐH Thái Nguyên


Khoa
Vật lý & Công nghệ

(0208).3706.388
Loading the player ...

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 925388
Trong ngày:
Đang online: 19