Vật lý - Ngành học đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp
[ 26/07/2016 00:00 AM | Lượt xem: 1015 ]
Ngoài các hướng nghiên cứu khoa học, người học ngành Vật lý có thể trở thành đối tượng giảng dạy và nghiên cứu ra rất nhiều lĩnh vực khác như khoa học vật liệu điện tử, bán dẫn, công nghệ nano, công nghệ hạt nhân, quang học lượng tử...


1. Mục tiêu đào tạo


Trang bị cho người học vững về lý thuyết và ứng dụng, có khả năng giải quyết trọn vẹn các vấn đề về vật lý, các hiện tượng có liên quan đến môi trường tự nhiên và môi trường sống, có khả năng sử dụng cũng như nghiên cứu các cơ chế của thiết bị hiện đại, có khả năng tiếp cận và nghiên cứu những lĩnh vực mới trong vật lý hiện đại. Đào tạo cử nhân vật lý theo các chuyên ngành như sau:


- Vật lý Điện tử: Cung cấp các kiến thức cơ bản và cơ sở về điện học, dẫn sóng và phát sóng, điện tử căn bản, kiến trúc máy tính (phần cứng), các công nghệ điện tử và linh kiện, các hệ thống điều khiển, các thông tin về mạng máy tính và các ứng dụng kỹ thuật của máy tính…).

- Vật lý Địa cầu: Cung cấp các kiến thức liên quan đến Trái đất như quyền nước, quyền khí, quyền đa ù; các đặc tính cơ lý của chúng, các phương pháp nghiên cứu ứng dụng trong nghiên cứu, xử lý môi trường, dò tìm khoáng sản…

- Vật lý Hạt nhân: trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để hiểu được vẻ đẹp của vật lý khi nghiên cứu sự thống nhất về nguyên tắc của thế giới vô cùng nhỏ và vô cùng lớn, khả năng ứng dụng của vật lý hạt nhân trong nông, công nghiệp, sinh học, y học, khảo cổ, quốc phòng và kể cả trong môi trường.

- Vật lý Ứng dụng: Cung cấp các kiến thức cơ sở cũng như thực nghiệm về quang học, quang phổ nguyên tử và phân tử, laser, plasma, kỹ thuật chân không, vật liệu mới (xi mạ, tạo màng kim loại) trên các đế vật liệu khác nhau.

- Vật lý chất rắn: Cung cấp các kiến thức cơ sở và ứng dụng trong các dụng cụ bán dẫn (transitor, SCR, vi mạch)…

- Vật lý y-sinh: ngoài những kiến thức liên quan đến ứng dụng của Vật lý trong lĩnh vực y-sinh, người học còn được trang bị các kiến thức liên ngành liên quan đến ứng dụng công nghệ nano và các vật liệu "thông minh" trong sinh học và y tế như: vật liệu sinh học, năng lượng sinh học, cảm biến sinh học, thiết bị y tế và công nghệ phục hồi chức năng, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dược... Đặc biệt là các vật liệu tương hợp sinh học cho phép chế tạo các cảm biến sinh học nhỏ gọn, chính xác giúp điều trị các bệnh hiểm nghèo.


- Vật lý môi trường: ngoài những kiến thức liên quan đến ứng dụng của Vật lý trong lĩnh vực môi trường, người học còn được trang bị kỹ năng phân tích, đánh giá, dự báo và xử lý ô nhiễm môi trường; nghiên cứu các loại vật liệu bền vững trong môi trường nhiệt đới (vật liệu chống ăn mòn, chống lão hoá và chống phá huỷ sinh học); các vật liệu thân thiện với môi trường (polyme tự hủy; các pigment, phụ gia…), các chất hấp phụ kim loại nặng và các chất độc hại khác để làm sạch nguồn nước;...


Sinh viên sau khi TN có thể làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm; các trung tâm phát triển vật liệu và công nghệ năng lượng mới; các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế; hoặc trong các cơ quan quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm, các Công ty tư vấn và cung cấp các trang thiết bịtrong lĩnh vực y sinh, các Trung tâm, Viện nghiên cứu hoặc các các trường Đại học, Cao đẳng và các trường THPT... 


2. Môn học chuyên ngành


Một số môn học chuyên ngành như: Lý thuyết chất rắn, Lý thuyết trường điện từ, Lý thuyết trường lượng tử, Lý thuyết về nhiều gạt, Phân giải mạch, Mạch tương tự, Mạng máy tính,

Hệ thống thông tin, Xử lý tín hiệu, Công nghệ điện tử và linh kiện, Ngôn ngữ Java, Ứng dụng kỹ thuật máy tính, Ngôn ngữ lập trình C, Khí tượng học, Hải dương học, Địa chất học, Trường điện tử,

Cơ chất lỏng, Hải lưu, Sóng biển, Vật lý khí quyển, Thủy học cửa sông, Ô nhiễm môi trường, Cấu trúc hạt nhân, Phản ứng hạt nhân, Thiết bị bức xạ, An toàn phóng xạ, Vật lý hạt nhân ứng dụng,

Ứng dụng ngôn ngữ lập trình, Huỳnh quang Rơnghent, Lò phản ứng hạt nhân, Nhà máy điện nguyên tử, Phân giải mạch, Mạch số, Phổ Raman, Kỹ thuật chân không, Vật lý laser, Vật lý điện tử, Kỹ thuật siêu âm, Ứng dụng tin học trong vật lý…


3. Cơ hội nghề nghiệp


Sinh viên tốt nghiệp ngành Vật lý có thể làm việc tại các công ty sản xuất, bảo quản các thiết bị điện tử và máy tính, công ty dầu khí liên doanh, các liên đoàn địa chất, các Trung tâm, Viện nghiên cứu biển, khí tượng thủy văn, không lưu, môi trường, các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, các trường đại học và cao đẳng liên quan, các cơ Sở Y tế, bệnh viện, Trung tâm ung bứu, Viện nghiên cứu hạt nhân, Trung tâm Kỹ thuật Hạt nhân, Trung tâm Chiếu xạ, các Viện Nông nghiệp, các cơ sở xi măng chân không.


4. Nơi đào tạo


Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (với các chuyên ngành: Vật lý lý thuyết, Vật lý điện tử, Vật lý địa cầu, Vật lý hạt nhân, Vật lý ứng dụng, Vật lý chất rắn); Trường ĐH Cần Thơ; Trường ĐH Quy Nhơn; Trường ĐH Đà Lạt; Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM (Vật lý nguyên tử, Vật lý hạt nhân); Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 2; Trường ĐH Sư Phạm – ĐH Đà Nẵng; Trường ĐH Khoa học – ĐH Huế; Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Hải Phòng và Trường Đại học Khoa học - Thái Nguyên.


< Baomoi >

Khoa
Vật lý & Công nghệ

(0208).3706.388
Loading the player ...

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 925388
Trong ngày:
Đang online: 22