Khoa Vật lý & Công nghệ tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên khóa 11
[ 29/04/2016 07:00 AM | Lượt xem: 1116 ]

Nghiên cứu khoa học (NCKH) sinh viên là hoạt động quan trọng và cần thiết của công tác đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tính tự chủ sáng tạo và năng động, một tố chất rất cần thiết nhưng lại rất hạn chế trong trình độ sinh viên hiện nay. Những thành tựu khoa học công nghệ nhanh chóng biến thành công nghệ mới, thành vật liệu mới, nguyên liệu mới, năng lượng mới, thành phương pháp lao động mới, phương pháp quản lý mới, thành những người lao động kiểu mới,… làm cho lực lượng sản xuất của nhân loại có bước nhảy vọt chưa từng thấy.


Các thành tựu khoa học – kỹ thuật – công nghệ trên không chỉ làm đảo lộn quá trình sản xuất của xã hội mà còn chuyển đổi cả nội dung, phương pháp và quá trình giảng dạy, học tập ở mọi cấp học trong nền giáo dục, kéo nhà trường, nhất là các trường Đại học trực tiếp vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, biến nhà trường thành những trung tâm nghiên cứu, phát minh, tạo ra và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ đó.


Hiểu được mục đích ý nghĩa của hoạt động này, thầy và trò Khoa Vật lý & Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên và cán bộ trẻ của Khoa tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu theo các hướng chuyên môn bao gồm: Vật liệu Quang nano, Vật liệu tiên tiến, Laser và ứng dụng, Công nghệ plasma...

TS. Vũ Xuân Hòa khai mạc buổi nghiệm thu đề tài NCKH sinh viên


Vào hồi 8h00 ngày 23/04/2016, tại Phòng 201, khu giảng đường 3A, Khoa Vật lý & Công nghệ đã tổ chức buổi nghiệm thu đề tài NCKH sinh viên cho Lớp Vật lý khóa 11. Đến dự buổi nghiệm thu đề tài có TS. Nguyễn Văn Đăng – Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng Khoa Vật lý & Công nghệ và TS. Đỗ Hoàng Tùng – Phó giám đốc Trung tâm Vật lý kỹ thuật, Viện Vật lýcùng các Thày, Cô giáo trong Khoa và các em sinh viên quan tâm tới dự.


Năm nay, do lớp Vật lý khóa 11 có ít sinh viên được chọn làm đề tài NCKH nên Khoa chỉ tổ chức một Hội đồng nghiệm thu đề tài. Các đề tài mà sinh viên đã thực hiện đều nằm trong các hướng nghiên cứu mũi nhọn, các hướng nghiên cứu đang được các nhà khoa học trong và ngoài nước đang quan tâm mạnh mẽ, đó là Vật liệu chấm lượng tử, Vật liệu điện-từ-nano, Siêu vật liệu, công nghệ plasma và ứng dụng trong y-sinh học...




Các em sinh viên thực hiện đề tài đã bình tĩnh, tự tin để trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu của mình đồng thời trả lời khá tốt các câu hỏi và trao đổi chuyên môn với các thành viên Hội đồng. Buổi nghiệm thu đề tài diễn ra trong không khí vui vẻ, nghiêm túc và đầy tính học thuật. Đây cũng là buổi sinh hoạt khoa học bổ ích đối với cả thầy và trò của Khoa.

TS. Nguyễn Văn Đăng phát biểu và tổng kết buổi nghiệm thu đề tài NCKH sinh viên


Thay mặt Khoa Vật lý & Công nghệ, TS. Nguyễn Văn Đăng đã tổng kết và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, ham học hỏi và say mê nghiên cứu của nhóm các tác giả, các em đã hoàn thành đề tài khoa học đúng thời gian quy định; kết quả có 04 đề tài xếp loại tốt và 01 đề tài xếp loại xuất sắc. Ngoài ra, TS cũng đề nghị Khoa đưa đề tài của 2 em lên khen thưởng ở cấp cao hơn (cấp Đại học Thái Nguyên/ cấp Tỉnh). Cuối cùng, TS. Nguyễn Văn Đăng yêu cầu các em cần tiếp tục đào sâu nghiên cứu hơn nữa nhằm hoàn thiện công nghệ chế tạo vật liệu/ thiết bị trong hướng nghiên cứu của mình, đồng thời cần chỉnh sửa các lỗi thiếu sót trong báo cáo theo ý kiến của Hội đồng để hoàn thành nộp quyển lên Khoa và Nhà trường theo quy định.


Đề tài đạt loại xuất sắc thuộc nhóm nghiên cứu của 2 sinh viên gồm Đỗ Thị NgânNguyễn Trường Sơn với đề tài “Nghiên cứu chế tạo nguồn plasma DBD định hướng ứng dụng trong y – sinh” do TS. Nguyễn Văn Hảo hướng dẫn. Đây là một hướng nghiên cứu còn rất mới ở Việt Nam và hứa hẹn cho nhiều ứng dụng hữu hiệu trong lĩnh vực y-sinh học.


Các kết quả của đề tài:

- Đã chế tạo thành công một nguồn Plasma FE-DBD hoạt động ở nhiệt độ phòng trong không khí ở áp suất khí quyển. Thiết bị được chế tạo có kích thước nhỏ gọn, dễ sử dụng, hoạt động ổn định và có các thông số kỹ thuật tương đương với các sản phẩm của quốc tế.

- Đã thử nghiệm tiêu diệt vi khuẩn và bào tử nấm một cách hiệu quả. Định hướng tốt cho việc ứng dụng trong việc điều trị các bênh ngoài da hay bảo quản nông sản trong nông nghiệp…


Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài:


- Việc thực hiện đề tài sẽ góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên thực hiện đề tài và nhóm nghiên cứu. Bên cạnh đó quá trình thực hiện đề tài sẽ góp phần xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu thuộc chuyên ngành Vật lý kỹ thuật, vật lý chất rắn và quang học quang phổ của Khoa Vật lý và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học.

- Đề tài trực tiếp tạo ra sản phẩm, thiết bị nhỏ gọn, hoạt động ổn định và có tính ứng dụng cao trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

- Đề tài được thực hiện sẽ góp phần vào việc phát triển các ứng dụng của Plasma tại Việt Nam nói chung, định hướng ứng dụng trực tiếp trong y-sinh học. Ngoài ra, với nhiều tính năng hấp dẫn của Plasma lạnh, việc ứng dụng trong y-sinh là một hướng đi đầy tiềm năng không chỉ ở Việt Nam mà còn cả thế giới. Hơn nữa, đề tài nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Vật lý kỹ thuật/ chất rắn và những người quan tâm.

- Các kết quả của đề tài có thể đăng ký “Giải pháp hữu ích”. Đề tài có khả năng phối hợp với các Công ty để chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm.


Công bố khoa học của SV từ kết quả nghiên cứu của đề tài:


- Tham gia báo cáo tại Hội nghị quốc tế về Vật lỹ kỹ thuật và ứng dụng được tổ chức tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội tháng 10/2015.

http://vatly.tnus.edu.vn/chi-tiet/312-Sinh-vien-Khoa-Vat-ly--Cong-nghe-bao-cao-khoa-hoc-tai-Hoi-nghi-Quoc-te-ICAEP-2015


- Tham gia báo cáo tại Hội nghị Khoa học trẻ lần thứ nhất Trường Đại học Khoa học, 2016.


1) Nguyen Truong Son, Do Thi Ngan, Nguyen Dinh Tuan, Le Hong Manh, Duong Thi Uyen, Nguyen Xuan Huong, Dang Van Thanh, Nguyen Van Hao, Trinh Dinh Kha and Do Hoang Tung, Floating electrode dielectric barrier discharge for dermatology application, Advances in Applied and Engineering Physics, CAEP 2015 (ISBN: 978-604-913-232-2).

2) Nguyen Truong Son, Do Thi Ngan, Nguyen Xuan Huong, Nguyen Van Hao, Trinh Dinh Kha and Do Hoang Tung, Khử bào tử nấm bằng phương pháp sử dụng plasma FE-DBD”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, tập 154, số 09, 2016.

3) Nguyen Truong Son, Do Thi Ngan, Nguyen Xuan Huong, Nguyen Van Hao, Trinh Dinh Kha and Do Hoang Tung, Chế tạo nguồn plasma FE-DBD ứng dụng trong y-sinh học, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ - ĐHQG Hồ Chí Minh, 2016 (đang trong quá trình phản biện).


Dưới đây là một số hình ảnh diễn ra trong buổi nghiệm thu:




< NVH >

Khoa
Vật lý & Công nghệ

(0208).3706.388
Loading the player ...

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 925388
Trong ngày:
Đang online: 6